GOLDEN WEEK – TUẦN LỄ VÀNG CỦA NHẬT BẢN

Đánh giá 2.5/5 - (2 votes)

GOLDEN WEEK – TUẦN LỄ VÀNG CỦA NHẬT BẢN

Diễn ra từ ngày 29/4 đến 5/5 hàng năm, Tuần lễ Vàng (Golden Week) là kỳ nghỉ dài nhất trong năm của người Nhật. Nhân dịp này hãy cùng tìm hiểu về lịch sử, ý nghĩa và các hoạt động phổ biến của người Nhật trong dịp này nhé!

tuan-le-vang
tuan-le-vang
  1. Vì sao gọi là tuần lễ vàng ?

Vào tháng 7/1948, Nhật Bản ban hành đạo luật “Ngày lễ quốc gia” bao gồm 16 ngày lễ trong năm, trong đó có 4 ngày lễ nối tiếp nhau trong 1 tuần (từ 29/4 đến 5/5) tạo nên 1 tuần nghỉ ngơi cho người lao động Nhật Bản. Chính phủ Nhật với mong muốn tạo điều kiện cho người dân đi du lịch nghỉ ngơi giải trí nên đã tạo thêm một ngày nghỉ nằm giữa 4 ngày trên, làm thành kỳ nghỉ dài nhất trong năm tại Nhật.

  1. Các ngày lễ được kỉ niệm
  • Ngày 29/4: Ngày Showa, ngày sinh của Thiên Hoàng Showa.

Là một ngày lễ thường niên của Nhật Bản được tổ chức vào ngày 29 tháng 4. Ngày lễ này tôn vinh ngày sinh nhật của Thiên hoàng Chiêu Hoà (Hirohito), vị Thiên hoàng tại vị từ năm 1926 tới 1989.  Theo Đảng Dân chủ Nhật Bản – tổ chức đã giải thể, mục đích của kỳ nghỉ là nhằm khuyến khích sự phản ánh của công chúng về 63 năm trị vì của Hirohito.

Ngày Showa
Ngày Showa
  • Ngày 3/5: Ngày kỉ niệm Hiến pháp.

Ngày mùng 3 tháng 5 hằng năm được gọi là Ngày kỉ niệm ra đời Hiến pháp Nhật Bản hiện đại, hay gọi tắt là Ngày Hiến pháp Nhật Bản. Vào ngày này cách đây 68 năm (3/5/1947), hiến pháp của nước Nhật Bản được soạn thảo bởi tướng McArthur đã được ban hành sau khi Đệ nhị thế chiến kết thúc, chấm dứt thời kì chế độ quân chủ ở Nhật Bản, đưa Nhật Bản đi theo thể chế Dân chủ Tam quyền phân lập giống như Hoa Kì. Điều luật số 9 trong bản Hiến pháp này cũng đã ngăn cản Nhật Bản có những hành động tiến hành chiến tranh trong tương lai. Discover the finest collection of Best Replica Panerai Watches in the world with unbeatable prices at https://www.paneraiwatches.to/. Elevate your style with precision-crafted timepieces that exude luxury and sophistication.

Ngày kỉ niệm Hiến pháp
Ngày kỉ niệm Hiến pháp
  • Ngày 4/5 là Ngày Xanh.

“Ngày Xanh” là ngày lễ nhằm tỏ lòng quý trọng đến thiên nhiên và cây xanh lá. Cái tên bắt nguồn từ việc Thiên Hoàng thời Showa thường tham dự các lễ hội trồng cây xanh trên toàn quốc, và quan tâm đến hoạt động trồng cây khi còn đương nhiệm, thể hiện tính quan trọng trong vấn đề môi trường thời hiện đại. Vào lúc bấy giờ, ngày 4/5 được gọi là “Ngày Lễ Quốc Dân”. Trước thời điểm năm 2007, “Ngày Xanh” được chọn là ngày 29/4 vì đây là sinh nhật của Thiên Hoàng. Nhưng sau đó, ngày 29/4/2007 trở thành Ngày Chiêu Hòa (Showa) nên Ngày Màu Xanh đã được đổi sang ngày 4/5.

Ngày Xanh
Ngày Xanh
  • Ngày 5/5: Ngày lễ Thiếu nhi

Ngày 5 tháng 5 hàng năm là Ngày Thiếu nhi tại Nhật Bản. Ngày này được công nhận là ngày lễ quốc dân từ sau năm 1948. Vào ngày lễ, mọi người sẽ cầu chúc cho các bé, đặc biệt là các bé trai phát triển khỏe mạnh, đồng thời tỏ lòng cảm ơn cha mẹ, những người đang nuôi dưỡng con nhỏ. Trước khi được công nhận là ngày lễ quốc dân, ngày này được biết đến với tên gọi “Tango no Sekku” và là một trong 5 nghi lễ hàng năm. Ngày lễ truyền thống “Tango no Sekku” nối tiếp từ thời đại Nara (năm 710 đến năm 794) nhằm cầu chúc cho các bé trai mau chóng trưởng thành và nhìn nhận cha mình.

Ngày Thiếu nhi
Ngày Thiếu nhi
  1. Các hoạt động hiện nay

Nhiều công dân Nhật dành thời gian nghỉ ngơi trong kỳ nghỉ này, và một số công ty đóng cửa hoàn toàn và cho nhân viên nghỉ. Tuần lễ Vàng là kỳ nghỉ dài nhất trong năm cho nhiều người lao động Nhật Bản, là thời điểm phổ biến cho việc du lịch trong kỳ nghỉ lễ.

Người Nhật thường dành thời gian nghỉ ngơi, đi du lịch
Người Nhật thường dành thời gian nghỉ ngơi, đi du lịch

Vào ngày thiếu nhi, các gia đình sẽ treo các lá cờ dạng cá chép với một cá chép cho cha, một cho mẹ, và một con cá chép cho mỗi đứa trẻ (theo truyền thống là dành cho mỗi con trai). Vào ngày này, gia đình có các bé trai sẽ trưng bày các búp bê võ sĩ (Musha-ningyo) trong nhà, và cả gia đình cùng ăn chimaki (một loại bánh làm từ gạo nếp gói lá tre) và kashiwamochi (loại bánh nếp nhân đậu ngọt gói trong lá sồi). Rất nhiều gia đình còn tắm với lá của “sho-bu” hay lá cây Irit ngọt vì tin rằng việc này có thể tránh được ma quỷ.

 

Bài viết trên đã gửi đến các bạn những thông tin thú vị và bổ ích về Tuần lễ Vàng cũng như ý nghĩa từng ngày lễ. Lapis chúc các bạn có những ngày nghỉ lễ vui vẻ bên cạnh gia đình và những người thân yêu!