Vượt qua khóa học tiếng Nhật sơ cấp 6, học viên đã về cơ bản học xong các kiến thức ngôn ngữ trình độ N4. Đây cũng là giai đoạn có nhiều kiến thức phức tạp về từ vựng và ngữ pháp đòi hỏi quyết tâm cao độ của học viên, tuy nhiên nếu học viên học tốt và hình thành mục tiêu học tập vững vàng từ những giai đoạn trước, thì việc vượt qua giai đoạn này sẽ dễ dàng hơn rất nhiều.
ĐIỂM NỔI BẬT CỦA KHÓA HỌC TIẾNG NHẬT SƠ CẤP 6
Nói nhiều hơn về cuộc sống ở Nhật
Khi du học hay làm việc tại Nhật Bản, chúng ta sẽ rất dễ bị cuốn theo cuộc sống bận rộn và hối hả tại Nhật. Chúng ta sẽ làm như thế nào để tận dụng tối đa thời gian để vừa học, vừa làm, vừa ăn uống đầy đủ? Sau khi sang Nhật, cuộc sống của chúng ta thay đổi như thế nào? Khi học khóa học Sơ cấp 6, học viên có thể nói nhiều hơn không chỉ về cuộc sống tại Nhật, mà còn có thể nói về những sự thay đổi trong thói quen sinh hoạt, trong khả năng của bản thân mình sau những sự kiện đặc biệt trong cuộc đời nữa.
Thử thách bản thân với những ngữ pháp phức tạp
Mẫu câu bị động “bị-được” là mẫu câu xuất hiện trong rất nhiều ngôn ngữ trên thế giới. Tiếng Nhật đương nhiên cũng có mẫu câu này, nhưng cấu trúc của nó lại không hề đơn giản, và cách dùng của nó cũng vô cùng phong phú. Tập trung cố gắng lĩnh hội được những mẫu câu này sẽ tạo cho học viên nền tảng vững chắc để bước vào giai đoạn N3.
Nói về “thời thơ ấu” theo cách “trưởng thành” trong tiếng Nhật
Để nói về những việc đã xảy ra trong quá khứ, chúng ta sử dụng thể quá khứ. Nhưng nếu muốn nói thêm những câu như “Lúc nhỏ, tôi bị mẹ bắt đi học piano” thì không thể thiếu khóa học Sơ cấp 6 này, vì ở đây học viên sẽ được học các mẫu câu phức tạp như trên.
MỤC TIÊU KHÓA HỌC:
– Khi được ai đó mời bạn đến một sự kiện, học viên có thể từ chối và giải thích rằng vì mình đã có hẹn từ trước, hoặc có thể liên lạc để đổi giờ hẹn trước đó
– Khi đến trễ giờ hẹn, học viên có thể xin lỗi và nêu lý do
– Có thể chỉ đường đi một cách chi tiết hơn so với bì đã học ở trình độ N5
– Nhớ lại khiêm nhường ngữ đã học và học thêm khiêm nhường ngữ mới, ứng dụng vào hội thoại trong việc luyện tập tại lớp
– Có thể kể về những việc phiền phức bị người khác gây cho mình
– Có thể kể về những môn năng khiếu mình đã học lúc nhỏ, rằng mình “được” đi học hay “bị bắt” đi học
PHƯƠNG PHÁP HỌC INPUT-OUTPUT:
Để duy trì sự hứng thú của học viên trong việc học tiếng Nhật, khóa học Sơ cấp 2 kết hợp 2 buổi giáo viên người Việt – 1 buổi giáo viên người Nhật trong 1 tuần để sử dụng linh hoạt phương pháp input và output sao cho phát huy hiệu quả nhất khả năng ứng dụng, sử dụng tiếng Nhật của học viên.
NỘI DUNG KHÓA HỌC:
BÀI 19 |
・~ことになっています。(だ)+か、~/(だ)+かどうか、~ ~たら ・(動詞)ていく。(動詞)てくる。(動詞)てしまう。(動詞―辞書形)と、~ |
BÀI 20 |
・おVますします(例、送ります→お送りします)お/ごVします(例、案内します→ご案内します) ・(疑問詞)+(形容詞)+(名詞)を知りませんか。(動詞)たら、(動詞)て置いてください。 ・こんな+(形容詞) (動詞1―ます)ながら、(動詞2)。 ・(動詞)てから (動詞―辞書形)ようになります。(動詞―ない)くなります。 |
BÀI 21 |
・動詞受身形(例、書きます→書かれます)AはBに動詞受身形 AはBにAのものを動詞受身形 ・(動詞)たら、~ (人)に(動詞)てほしい/(人)に(動詞)ないでほしい。 ・が/は動詞受身形 |
BÀI 22 |
・動詞使役形(例、書きます→書かせます)AはBを動詞使役形 AはBに~を動詞使役形 ・動詞+ようです。/ナだ→なようです。/だ→のようです。(動詞1)ないで、(動詞2)。(名詞)ばかり ・~てもらいます。/~てもらえません。使役受身形(例、食べます→食べさせられます) ・使役受身(例、行きます→行かせられます/行かされます) ・(動詞―使役て形)いただきたいんですが。/(動詞―使役て形)いただけませんか。 |
KANJI |
◆第34課:台、窓、具、器、用、服、紙、辞、雑、誌 ◆第35課:銀、資、品、個、価、産、期、々、報、告 ◆第36課:心、感、情、悲、泣、笑、頭、覚、忘、考 ◆第37課:焼、曲、脱、別、伝、代、呼、集、並、喜、驚 ◆第38課:細、太、重、軽、狭、弱、眠、苦、簡、単 ◆第39課:空、港、飛、階、建、設、完、成、費、放 ◆第40課:位、置、横、向、原、平、野、風、両、橋 ◆第41課:老、族、配、術、退、効、民、訪、顔、歯 ◆第42課:卒、論、実、調、必、要、類、得、失、礼 ◆第43課:増、加、減、変、移、続、過、進、以、美 ◆第44課:比、較、反、対、賛、共、直、表、現、初 ◆第45課:全、最、無、非、第、的、性、法、制、課 |
SÁCH GIÁO KHOA:
Khóa học sử dụng sách giáo khoa riêng của Lapis, tham khảo giáo trình “Hajimeyou Nihongo” (NXB 3A Networks).
Giáo trình này có các kiến thức từ vựng, ngữ pháp phục cho việc sử dụng tiếng Nhật trong đời sống hằng ngày, trong từng tình huống giao tiếp. Cùng với việc nâng cao năng lực ngữ pháp, từ vựng, khả năng giao tiếp, đối ứng cũng sẽ tiến bộ theo, giúp học viên sử dụng tiếng Nhật một cách tự nhiên.
Về phần kanji, Lapis tham khảo giáo trình “Basic Kanji 500 I”, giúp học viên tìm hiểu kiến thức về kanji một cách có hệ thống và nâng cao khả năng đọc, viết chữ kanji.